Thạch cao là một trong những loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Bởi loại vật liệu này có rất nhiều tính năng nổi bật như: Chống cháy, cách âm tốt, chống nồm ẩm…Sử dụng thạch cao để làm trần nhà là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ ngôi nhà cũng như gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Trên đây là những mẫu trần thạch cao đẹp, ấn tượng, phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau từ Mê Nội Thất bạn có thể tham khảo!
Trần thạch cao là gì? Cấu tạo – Phân loại
Trần thạch cao là phần trần làm từ những tấm thạch cao và được cố định bằng một hệ thống khung vững chắc và liên kết với phần kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi với cái tên như trần giả hay lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Đây được đánh giá là giải pháp toàn diện về trần nhà dành cho những công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở…Đặc biệt, loại trần này có ưu điểm về độ nhẹ, dễ uốn lựa, tạo hình khối…nên được ứng dụng trong rất nhiều trong các công trình xây dựng hiện nay.
Cấu tạo trần thạch cao
Trần thạch cao thực chất là kết cấu tổ hợp của nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả và một số vật tư phụ liệu liên quan. Cụ thể:
- Tấm trần thạch cao: Giúp tạo mặt phẳng của trần, được liên kết trực tiếp với hệ thống khung thông qua vít chuyên dụng.
- Khung xương: Làm khung trụ, chỗ bám chính để trao các mảng thạch cao nhằm gia cố, tăng tính chịu lực cũng như kéo dài tuổi thọ cho các công trình.
- Lớp bả và sơn: Là lớp áo cho phần trần thạch cao, có tác dụng tạo độ nhẵn mịn và mang tới tính thẩm mỹ.
Phân loại
Về phân loại, trần thạch cao thường được chia làm 2 nhóm với những đặc trưng cơ bản dưới đây:
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là trần thạch cao thả với thiết kế một phần thanh xương lộ ra bên ngoài. Thông thường, trần nổi được thi công bằng phương pháp thả lần lượt các tấm thạch cao từ trên xuống.
Ưu điểm:
- Trần thạch cao nổi giúp che đi những khuyết điểm của phần trần nhà như đường dây điện, ống nước hay đường dây mạng…
- Dễ dàng thi công cũng như tháo rời nếu muốn sửa chữa, thay thế.
Nhược điểm: Dạng trần thả này thường khó thiết kế và không quá được ưa chuộng về tính thẩm mỹ.
Trần thạch cao chìm
Loại trần thạch cao chìm bao gồm nhiều tấm thạch cao khác nhau và hệ thống khung xương được lắp “chìm”. Thực tế, phần khung làm từ nhôm kẽm, được bắt vít để gắn kết với nhau nhằm treo các tấm thạch cao lên. Toàn bộ khung sẽ nằm ẩn sau lớp thạch cao nên mới được gọi là trần “chìm”.
Ưu điểm: Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao, được ứng dụng trong rất nhiều công trình nhà ở khác nhau.
Nhược điểm: Chi phí thi công trần thạch cao đẹp mắt, độc đáo tốn nhiều chi phí. Mặt khác, loại trần này cũng rất khó lắp đặt hay sửa chữa, thay thế khi hư hỏng.
Lợi ích khi sử dụng trần thạch cao?
Trần thạch cao đẹp với nhiều ưu điểm nổi bật đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, kiến trúc khác nhau Cụ thể:
- Thứ nhất: Trần thạch cao giúp che lấp đi những khuyết điểm như: Hệ thống ống điều hòa, phòng cháy chữa cháy, đường điện, kết cấu bê tông…Ngoài ra, loại trần này còn rất dễ lắp ghép, tháo gỡ cũng như di chuyển, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
- Thứ hai: Trần có bề mặt mịn, phẳng và bóng, có thể sơn nhiều màu sắc túy ý để đáp ứng thị hiếu của nhiều gia đình. Trần thạch cao cũng dễ dàng kết hợp với hệ thống đèn trang trí, phụ kiện để làm đẹp thêm cho không gian sống của bạn.
- Thứ ba: Trọng lượng vật liệu làm trần thạch cao khá nhẹ, qua đó có thể giảm tải trọng cho phần kết cấu công trình cũng như áp lực cho phần móng….ước tính loại vật liệu này có thể giảm tới 15% tổng chi phí xây dựng. Đặc biệt, giá trần bằng thạch cao cũng rẻ hơn so với hầu hết các loại vật liệu xây dựng hiện nay.
- Thứ tư: Vật liệu thạch cao không chứa hóa chất độc hại, an toàn với sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường. Loại trần này cũng có khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả, qua đó có thể giảm chi phí sử dụng điện cho gia đình bạn.
- Thứ năm: Trần có độ bền cao, cộng với quy trình thi công nghiêm ngặt tạo nên một khối trần vững chắc, có độ bền lên tới 20 năm.
- Thứ sáu: Thạch cao có tính chất vật lý là dễ cắt xén, tạo khối hay uốn cong…do vậy bạn có thể sáng tạo ra nhiều kiểu trần nhà khác nhau tùy theo sở thích cũng như gu thẩm mỹ của mình.
Lưu ý khi chọn dùng trần thạch cao
Trong quá trình thi công loại trần này, để sở hữu mẫu trần thạch cao đẹp, đảm bảo chất lượng, độ bền cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Chọn kiểu trần phù hợp với không gian
Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay trần thạch cao có 2 loại với những ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại trần nào, tuy nhiên cần đảm bảo phù hợp với không gian được thi công, lắp đặt.
Ví dụ, loại trần nổi thường được ứng dụng nhiều trong các công trình công cộng như trường học, hội trường, văn phòng, quán cafe, hành lang…Ngược lại, trần thạch cao chìm lại phù hợp hơn với không gian riêng tư như chung cư, nhà ở hay biệt thự…
Phong cách hài hòa với tổng thể ngôi nhà
Bên cạnh chọn kiểu trần nhà thì việc đảm bảo hài hòa với phong cách kiến trúc, nội thất tổng thể trong nhà cũng vô cùng quan trọng.
Nếu ngôi nhà mang phong cách hiện đại thì gia chủ nên chọn kiểu trần thiên về sự tối giản. Còn nếu phong cách thiết kế căn nhà mang đậm chất cổ điển, tân cổ điển, việc lựa chọn trần thạch cao với nhiều hoa văn, được gia công cầu kỳ, tỉ mỉ sẽ đảm bảo sự hài hòa hơn.
Mặt khác, với những căn nhà có diện tích lớn, trần thạch cao là giải pháp giúp không gian trở nên bớt trống rỗng hơn, đặc biệt là với mẫu trần giật cấp. Ngược lại với không gian nhỏ hẹp, diện tích hạn chế, nên ưu tiên loại trần thạch cao chìm, không hoạt tiết cầu kỳ, không giật cấp để giúp không gian trông rộng hơn so với diện tích thực tế.
Lựa chọn vật tư chất lượng
Chọn vật tư để làm trần thạch cao phải đặc biệt chú ý chọn loại có chất lượng tốt, đảm bảo đúng chuẩn thông số kỹ thuật. Bởi nếu chọn loại vật liệu kém chất lượng không đảm bảo độ an toàn và độ bền cho công trình, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
[Điểm danh] 30+ mẫu trần thạch cao đẹp, thiết kế ấn tượng cho bạn
Dưới đây là những mẫu trần thạch cao đẹp cho thiết kế phòng khách đến phòng ngủ, phòng bếp,… ấn tượng cho nhiều không gian khác nhau mà bạn có thể tham khảo
>>> Xem thêm: Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ ấn tượng nhất 2024
>>> Xem thêm: 39 mẫu trần thạch cao phòng ngủ trẻ em đẹp nhất 2024
Nội dung bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về trần thạch cao, bao gồm đặc tính nổi bật, phân loại, những lưu ý trong quá trình thi công và một số mẫu trần thạch cao đẹp, ấn tượng.
Nếu bạn đang cần tư vấn về mẫu trần thạch cao đảm bảo phù hợp với không gian sống, hài hòa với tổng thể chung của ngôi nhà, hãy liên hệ với Mê Nội Thất qua HOTLINE 0824.222.622 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Gợi ý:
- 30 Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp, đơn giản, tiết kiệm chi phí
- 30+ Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, hợp mọi không gian
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm