Homestay nhà ống đang ” làm mưa làm gió ” trong ngành du lịch nghỉ dưỡng hiện nay và thu hút đông đảo giới trẻ yêu thích sự mới mẻ. Để ghi điểm và thu hút thêm nhiều khách hàng, các chủ đầu tư cần thiết kế homestay nhà ống của mình trở nên độc đáo và ấn tượng hơn. Vậy làm thế nào để biến hóa homestay nhà ống trở nên bắt mắt hơn lại tối ưu chi phí đầu tư ? Hãy cùng Mê Nội Thất khám phá ngay trong bài viết này nhé !
Những đặc trưng cơ bản của loại hình homestay nhà ống
Homestay nhà ống là mô hình nhà ở cho thuê được kết hợp giữa kiến trúc hẹp ngang – dài sâu của nhà ống cùng sự độc đáo và tiện nghi của homestay thông thường. Do đó, các phòng trong homestay nhà ống thường có diện tích nhỏ hơn so với các loại hình homestay khác.

Thiết kế nội thất cho loại hình homestay nhà ống cần đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và mang lại sự thoải mái cho du khách. Ngoài ra, bạn cần phải tạo điểm nhấn độc đáo riêng để khách hàng có ấn tượng sâu đậm và có thể giới thiệu thêm nhiều khách hàng trong tương lai.
Đánh giá ưu và nhược điểm của việc thiết kế homestay nhà ống
Các căn homestay nhà ống khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam so với các mô hình homestay truyền thống. Trước khi quyết định thiết kế căn homestay nhà ống, các chủ đầu tư cần phải nắm rõ những ưu và nhược điểm của loại hình này để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm cực kỳ nổi bật khi thiết kế homestay nhà ống :
- Tiết kiệm diện tích : So với các mô hình homestay truyền thống thì homestay nhà ống thường sẽ không đòi hỏi về diện tích đất quá nhiều nên phù hợp cho những mảnh đất có diện tích nhỏ.
- Tối ưu hóa chi phí đầu tư : Thay vì phải xây mới căn homestay, bạn có thể tận dụng các căn nhà phố cũ và cải tạo lại. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí kinh doanh ban đầu đồng thời tránh lãng phí vật liệu và thời gian xây dựng.
- Thời gian thi công nhanh chóng : Do homestay nhà ống có kích thước nhỏ nên việc thiết kế, bố trí và cải tạo các đồ nội thất diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều.
- Độc đáo và mới lạ : Không chỉ có vẻ ngoài độc đáo và mới mẻ, homestay nhà ống còn có cách bố trí nội thất thông minh sẽ thu hút bất kỳ ai khi lần đầu nhìn thấy loại hình này ở ngoài đời thực.

Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, homestay nhà ống cũng có một số nhược điểm sau :
- Diện tích sử dụng hạn chế : Đặc trưng cơ bản của nhà ống thường hẹp ngang – dài sâu nên homestay theo loại hình này chỉ phù hợp với những nhóm du khách nhỏ để đảm bảo sự thoải mái nhất.
- Khó khăn trong việc thay đổi nội thất phong cách thiết kế : Vì các căn homestay nhà ống có diện tích hạn chế nên việc thay đổi nội thất cũng như phong cách thiết k phải lựa chọn kỹ lưỡng để sao cho phù hợp với không gian tổng thể của căn homestay.

“ Bỏ túi ngay “ 6 kinh nghiệm quý báu khi thiết kế homestay nhà ống
Nếu lần đầu tiên kinh doanh loại hình homestay này thì chủ đầu tư có thể tham khảo ngay những kinh nghiệm thiết kế homestay nhà ống do Mê Nội Thất tổng hợp :
Lựa chọn vị trí homestay nhà ống hợp lý
Một căn homestay nhà ống có an ninh tốt, dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau hay gần các địa điểm du lịch nổi tiếng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Nếu xây dựng homestay ở vùng quê xa xôi, hẻo lánh và giao thông bị hạn chế thì sẽ khó khăn để các khách du lịch biết đến và tỉ lệ bỏ hoang khá cao. Ngược lại, những căn homestay nhà ống được xây dựng ở những nơi gần địa điểm du lịch, có khung cảnh tươi đẹp cùng vẻ ngoài độc đáo thì lượng khách du lịch biết đến homestay của bạn sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra, khi thiết kế homestay nhà ống, chủ đầu tư cần ưu tiên lựa chọn những vị trí có địa hình bằng phẳng và ít chịu các tác động từ thời tiết như mưa bão, sạt lở hay lũ quét để tránh những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
Những vật liệu thường được sử dụng trong căn homestay nhà ống
Bạn nên ưu tiên lựa chọn những vật liệu có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng như gạch men, gỗ công nghiệp hay nhựa composite cho căn homestay nhà ống của mình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thời gian thi công cũng như tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa và bảo dưỡng.

Nếu chủ đầu tư muốn hướng đến phân khúc cao cấp thì có thể sử dụng các vật liệu như đá marble, kính cường lực hay gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tình hình thời tiết tại địa phương để tránh xuất hiện tình trạng nấm mốc hay ẩm ướt từ các đồ nội thất.
Chọn phong cách thiết kế homestay độc đáo cho nhà ống
Chủ đầu tư cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng hướng đến cũng như dự đoán xu hướng thị trường homestay hiện tại và tương lai. Điều này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn phong cách phù hợp có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không bị lạc hậu và lỗi thời.

Những phong cách thiết kế homestay nhà ống phố biến hiện nay như phong cách hiện đại, vintage, retro, boho, industrial, scandinavian,… Mỗi phong cách sẽ có những đặc điểm về màu sắc và chất liệu nội thất khác nhau tạo nên nét độc đáo riêng biệt.

Chẳng hạn như phong cách Industrial thiên về các gam màu mộc – tối với các chất liệu bê tông hay gạch thô. Hay phong cách vintage nổi tiếng với các chất liệu nội thất tự nhiên cùng những gam màu mang đậm tinh thần hoài niệm.
Thiết kế kích thước homestay nhà ống phù hợp
Như Mê Nội Thất đã đề cập ở phần nhược điểm thì các căn homestay nhà ống thường có diện tích khá nhỏ nên việc trang bị đầy đủ các đồ nội thất như giường ngủ, bàn ghế, tủ lạnh mini, tivi, điều hòa thì sẽ không còn không gian để bố trí thêm nhà vệ sinh như các căn homestay khác.

Do đó, gia chủ cần lựa chọn các vật dụng cũng như trang thiết bị có kích thước phù hợp với các homestay nhà ống để mang lại sự thoải mái và thuận tiện nhất cho du khách.
Thiết kế nội thất hiện đại tiện nghi cho căn homestay nhà ống
Chủ đầu tư nên cân nhắc sắm sửa các đồ nội thất phù hợp và tương đồng với phong cách thiết kế homestay nhà ống đã lựa chọn trước đó. Sự đồng điệu từ nội thất cũng như phong cách thiết kế sẽ tạo nên nét đặc trưng cho căn homestay của bạn.

Thiết kế ngoại thất homestay nhà ống ấn tượng và đẹp mắt
Mặt tiền được xem là bộ mặt góp phần thu hút khách du lịch khi đến với căn homestay nhà ống. Đây là nơi giúp níu chân du khách ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên và là cách để tạo nên sức hút khác biệt so với các homestay khác.

Xung quanh căn homestay cần bố trí thêm cây xanh hay các loại hàng rào mini tạo bầu không khí thoáng mát. Bên cạnh đó, bạn có thể treo thêm hệ thống đèn LED dây với những gam màu khác nhau để tạo sự nổi bật về đêm.

Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm các khu sinh hoạt tập thể, vui chơi, giải trí, tổ chức tiệc nướng hay đốt lửa trại vào ban đêm để du khách có thể có được trải nghiệm đa dạng và giao lưu thêm nhiều bạn mới.

Đặc biệt, gia chủ cần xây dựng một khu vực riêng để những tín đồ đam mê “ sống ảo “ có thể check-in. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng bá hình ảnh căn homestay nhà ống đến với nhiều người hơn.

Tổng hợp 15+ mẫu homestay nhà ống độc đáo và thu hút khiến bao người đắm say
















Mê Nội Thất hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm thiết kế homestay nhà ống trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Để khám phá thêm nhiều bí quyết thiết kế homestay và nhà ở ấn tượng, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Mê Nội Thất hoặc liên hệ qua hotline 0824.222.622 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Nguồn hình ảnh : sưu tầm
Xem Thêm
[Báo giá] thi công nội thất nhà phố chi tiết – mới nhất T03/2025
15+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp, hiện đại nhất T03/2025