Giữa vô vàn phong cách thiết kế nội thất như Tân cổ điển, Hiện đại, Châu Âu hay Japandi… Minimalism nổi lên như một hiện tượng mới và ngày càng được yêu mến. Không khó để bắt gặp phong cách Minimalism từ quần áo, lối sống, kiến trúc và cả trong thiết kế nội thất ngày nay. Vì đâu mà Minimalism có sức hút đến như vậy? Hãy cùng Mê Nội Thất đi tìm câu trả lời nhé!
Phong cách Minimalism – nội thất tối giản là gì?
Minimalism (Minimal) còn gọi là phong cách tối giản, là một phong cách thể hiện sự đa dạng trong nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật âm nhạc và thị giác. Ở đây, tác phẩm được yêu cầu thiết kế tối giản nhất có thể. Ở nơi đất chật người đông như TP.HCM hay những siêu đô thị khác, phong cách Minimalism được áp dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng hay nhà ở.
Phong cách Minimalism đã có từ lâu đời. Tại Hoa Kỳ vào những thập niên 60, phong trào tối giản ngày một phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, thời trang, âm nhạc,..và là một lối sống được nhiều người học tập. Các nguyên tắc cơ bản của phong cách Minimalism bao gồm những gam màu trung tính, đường nét, hình khối rõ ràng, đồ nội thất nhỏ gọn hướng đến sự hiện đại và tinh tế. Các vật dụng nội thất được lựa chọn đầy đủ không thừa không thiếu, tiết chế màu sắc trang trí.
Những đặc điểm tiêu biểu của phong cách tối giản
Những đặc điểm chính làm nên đặc trưng của phong cách tối giản này:
Nguyên tắc “Less is More”
“Less is more – Ít mà nhiều” chính là nguyên tắc nổi tiếng của kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe. Ông là người trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và là người đặt nền móng đầu tiên cho phong cách Minimalism. Tổng thể không gian tối giản ở đây được hiểu là sự xuyên suốt và tiết chế tuyệt đối các chi tiết.
Với Less is more, nguyên tắc đơn giản, gọn gàng, chú trọng tới các đường nét như đường thẳng, đường vuông góc là thứ tiên quyết tạo nên Minimalism. Ở đây hạn chế những đồ vật có nhiều ý nghĩa về công dụng, thay vào đó là những món đồ nội thất đơn giản, thông minh, tích hợp nhiều công dụng trong 1 sản phẩm.
Không chỉ màu sắc mà các món đồ nội thất cũng cần được tiết chế, tối giản nhất để không gian trở nên gọn gàng, tiện nghi hơn. Phong cách Minimalism hướng tới các vật dụng nội thất thông minh nhiều chức năng, vì vậy nên ưu tiên chọn lựa những món đồ có bề mặt trơn bóng, phẳng mịn tạo nên chiều sâu không gian đầy tinh tế. Đồ nội thất với chất liệu đa số là gỗ, đá nhân tạo,… được sắp xếp ở các vị trí tương thích với nhau tạo không gian thoáng đãng và trang nhã.
Hạn chế màu sắc sử dụng
Vì là phong cách tối giản nên Minimalism ưa chuộng những tông màu trung tính như trắng, be, xám. Phong cách này tiết chế màu sắc càng nhiều càng tốt, chừa lại cho không gian của chúng ta cảm giác tự nhiên nhẹ nhàng của màu xám, cùng với sự mềm mại của sắc be và trắng. Việc đưa màu sắc về trạng thái đơn giản nhất giúp tạo ra một không gian tươi sáng, dễ chịu và trang nhã, đồng thời giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn nội thất kết hợp với nhau.
Ánh sáng giữ vai trò khá quan trọng
Việc tận dụng các nguồn sáng cũng là một phần tạo nên điểm nhấn trong không gian tối giản. Gia chủ nên sử dụng một lượng ánh sáng vừa phải để tạo hiệu ứng đổ bóng hợp lý, làm nổi bật đường nét uyển chuyển, thiết kế nhẹ nhàng của không gian và các món đồ nội thất. Ánh sáng trong gian phòng giúp cho con người có được cảm giác thoải mái, tự do trong chính căn nhà của mình. Các gia chủ nên sử dụng các loại đèn như đèn thả trần, đèn LED, đèn hắt,… hoặc có một khung cửa sổ lớn để đón nhận ánh sáng từ thiên nhiên.
Giản lược đi những chi tiết
Phong cách tối giản chỉ cần sử dụng các món đồ nội thất phù hợp, công năng cao, hạn chế bố trí các món đồ tiểu tiết hay thừa thãi. Nếu gia chủ có nhiều đồ dùng cá nhân, bạn có thể bố trí thêm một chiếc tủ lớn để chứa đồ đạc của mình. Nhìn chung Minimalism luôn hướng tới sự đơn giản và thông minh hơn là lắp đầy căn phòng của mình.
Đường nét thiết kế gọn gàng
Trong phong cách Minimal (Minimalism), rất khó để bắt gặp những món đồ nội thất hay phụ kiện có hoa văn cầu kỳ, trang trí tiểu tiết. Thay vào đó, đường nét và hình dáng thiết kế sẽ được làm nổi bật trong không gian. Bề mặt phẳng, nhẵn mịn, các đường nét khỏe khoắn, sạch sẽ, thiết kế đường thẳng hay vuông góc sẽ nhấn mạnh từng góc cạnh trong không gian nội thất.
Kết hợp với chất liệu dệt may khác
Phong cách thiết kế Minimalism thường kết hợp với chất liệu vải vóc. Các loại vải dệt giúp tăng chiều sâu và sự ấm áp, mềm mại cho không gian. Bộ chăn ga gối, đệm, thảm trải sàn hay rèm cửa bằng các loại vải dệt khác nhau như: vải lanh, len, bông… là một vài ví dụ gợi ý cho bạn làm gia tăng sự ấm áp và thoải mái cho nội thất căn phòng, đồng thời vẫn đảm bảo được nguyên tắc tối giản.
Phong cách Minimalism ứng dụng trong kiến trúc
Minimalism là nguồn cảm hứng tuyệt vời được con người áp dụng vào kiến trúc, nội thất. Kiến trúc của phong cách tối giản hướng đến giá trị của không gian, về cách xây dựng một không gian cô đọng, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng. Theo kiến trúc sư đại tài Ludwig Mies van der Rohe: không gian tạo nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc trang trí. Bên cạnh đó, ánh sáng là thứ quan trọng không kém, là yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác.
Đối với nhiều người, kiến trúc của Minimalism có thể hơi khô cứng, đơn điệu bởi tính chất đơn giản của nó. Tuy nhiên thay vì chỉ nhìn và đánh giá từ bên ngoài, chúng ta cần mở rộng tư duy và góc nhìn nhiều hơn để có thể cảm nhận vẻ đẹp đặc sắc của phong cách này mang lại.
Áp dụng Minimalism vào thiết kế nội thất
Phong cách Minimal thu hút nhiều bởi sự đơn giản và tinh tế. Nội thất phong cách này mang đường nét cơ bản, ít tiểu tiết, giảm đối đa số lượng nội thất, đặc biệt mọi chi tiết đều có những ý nghĩa nhất định nhằm xây dựng không gian hài hòa và thoải mái nhất.
Tại châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới, phong cách tối giản vô cùng thịnh hành. Minimalism còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay, đồng thời lan rộng đến một số nước Châu Mỹ.
Tại Châu Á, phong cách này lần đầu xuất hiện ở xứ sở mặt trời mọc. Vì vậy Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản, bởi đặc tính phù hợp với con người nơi đây. Có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết công trình tại Nhật, từ đương đại cho đến truyền thống.
[BST] Mẫu thiết kế nội thất phong cách Minimalism đẹp nhất 2024
Mê Nội Thất xin gửi đến bạn các mẫu thiết kế nội thất theo phong cách Minimalism đẹp nhất hiện nay:
Nội thất phòng khách theo phong cách Minimalism
Phòng khách chính là không gian tuyệt vời và nổi bật nhất để có thể áp dụng phong cách Minimalism vào. Đây là gian phòng tiếp khách, giúp gia chủ thể hiện sự sáng tạo trong việc thiết kế và thể hiện tính cách bản thân.
>>> Xem thêm: 25+ nội thất phòng khách chung cư đẹp ấn tượng
Nội thất phòng bếp phong cách Minimalism
Nhà bếp là không gian tuyệt vời để các gia chủ có thể áp dụng phong cách Minimalism vào đây. Thiết kế đơn giản, gọn gàng và tiện nghi mà phong cách này mang lại sẽ giúp các bà nội trợ có một không gian làm bếp phù hợp và thoáng đãng.
Nội thất phòng ngủ phong cách Minimalism
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, phòng ngủ với thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản sẽ giúp gia chủ thư giãn và nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống. Phòng ngủ được áp dụng thiết kế phong cách Minimalism một lựa chọn thông minh.
Trên đây là những thông tin và một loạt các mẫu thiết kế nội thất phong cách Minimalism. Ngày nay, Minimalism phù hợp nhất với thiết kế nội thất chung cư, ngoài ra cũng khá phù hợp cho thiết kế nội thất nhà phố và biệt thự. Nếu các bạn đam mê phong cách này, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với Mê Nội Thất qua HOTLINE 0824.222.622 để nhận tư vấn và bản vẽ thiết kế miễn phí khi thi công trọn gói để ngôi nhà mang hơi hướng tối giản nhé!
>>> Xem thêm:
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm